Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

CHỌN GIÁ THỂ VI SINH NHƯ THẾ NÀO

Giá thể vi sinh là một quá trình xử lý theo phương pháp sinh học với mục đích theo 3 bước cơ bản: lọc, xử lý (ăn) và hình thành rào cản. Cấu trúc của một loại giá thể giống như một ma trận phức tạp và không đồng nhất, nhiều nếp nhăn. Giá thể vi sinh có hiệu quả xử lý đặc biệt cao nhờ  đa dạng chủng vi sinh và sử dụng màng lọc trong công nghệ vi sinh.
Nguyên lý hoạt động của mỗi loại giá thể vi sinh:
Dựa trên nguyên lý lực tương tác yếu Van der Waals, các vi sinh vật hoạt động tự do trong môi trường nước thải và dần dần tạo thành lớp màng sinh học nhờ các phân tử kết dính tế bào với nhau. Khi lớp màng mỏng đầu tiên được hình thành, quá trình hình thành màng vẫn tiếp diễn và cứ lặp lại theo trình tự giống nhau, các tế bào cũng liên kết với nhau. Các vi sinh vật gồm nhiều chủng loại như nấm, tảo, vi khuẩn…tiết ra một lượng các polymer ngoại bào giúp chúng có thể  dính bám trên bề mặt. Do đó, quá trình trao đổi chất, nitrat hóa hay phân hủy các chất hữu cơ diễn ra nhanh nhờ vào mật độ vi sinh lớn có trong giá thể vi sinh di động. Quá trình hình thành của màng sinh học gồm  thành 5 giai đoạn: kết dính, dính bám, phát triển, trưởng thành và cuối cùng là phân ly.
Bởi vì các tế bào vi sinh  trên bề mặt của giá thể sẽ bảo vệ cho các lớp tế bào bên trong, Tùy thuộc vào độ dày của lớp màng, các tế bào vi khuẩn bên trong có thể tồn tại trong một trạng thái ngủ do thiếu oxy cho tới khi lớp ngoài bị phá vỡ. Khi các vi khuẩn tế bào bên ngoài bị phân tán, các vi sinh vật bên trong hoạt động theo trình tự cũ và hình thành một lớp màng hoàn toàn mới. Có thể nói rằng, giá thể vi sinh rất bền với cơ chế phát triển tự nhiên, vì vậy nó giống như một bộ máy lọc nước mà không tốn chi phí vậy.
Một số loại giá thể thường được lựa chọn tại Việt Nam:
Giá thể Dạng tấm tổ ong cố định: Là những tấm hình chữ nhật được làm từ chất liệu PVC, có hình dáng như những vỉ trứng. Các tấm này được xếp gắn kết với nhau băng keo dán nhựa tạo thành các khối nhìn giống hình tổ ong. Khi lắp đặt, các lỗ được đặt vuông góc với đáy bể để đảm bảo lưu thông dòng, đồng thời tránh bị áp lực của nước và khí từ đáy
Giá thể vi sinh dạng cầu lơ lửng : Đây là loại giá thể hình cầu có kích thước D= 50 mm, chúng được làm từ chất liệu nhựa PP màu đen, các quả cầu này sẽ được thả nổi lơ lửng trong bể hiếu khí hay còn gọi là bể Aerotank.
Giá thể vi sinh di động MBBR : Giá thể này có hình như những bánh xe nhỏ, người ta còn gọi nó là giá thể viên xe. Chúng được bổ sung vào bể sinh học để tăng sinh khối.
Những ưu điểm khi sử dụng giá thể vi sinh:
– Hiệu năng xử lý cao.
– Tải lượng chất hữu cơ được xử lý cao hơn do đó diện tích công trình nhỏ, phù hợp với nơi đô thị, chung cư hay resort…
– Chịu được độ sốc tải trọng cao do có nhiều chủng vi sinh vật hiếu khí, kị khí và tùy nghi cùng tồn tại trong bể sinh học.
– Hơn nữa, công nghệ xử lý sinh học hiếu khí với hệ vi sinh vật dính bám còn có một số ưu điểm khác như :
Quá trình xử lý xảy ra cả hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí.
Diễn ra cả hai quá trình nitrit và denitrification.
Có thể trung hòa trong trường hợp lưu lượng nước thải đầu vào tăng đột ngột hoặc trong nước thải có chứa hàm lượng chất độc (ở nồng độ thấp).
Lớp màng vi sinh được hình thành, trong quá trình vận hành, chúng tiêu thụ sinh khối lẫn nhau trong cùng một quần thể sinh vật.
Giá thể vi sinh càng nhiều nếp nhăn thì bề mặt tiếp xúc (m2/m3) càng lớn tạo điều kiện tối ưu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, từ đó làm tăng hiệu quả xử lý.
Chế độ thủy động học trong hệ thống được khống chế đảm bảo ở mức tối ưu, giúp quá trình bóc tách, loại bỏ vi sinh vật già một cách thuận lợi, ngăn ngừa tình trạng vi sinh già bám trên bề mặt giá thể ảnh hưởng đến sự hình thành của lớp màng mới
– Một ưu điểm nổi bật của  sự kết hợp công nghệ xử lý sinh học hiếu khí cổ điển với vi sinh vật dính bám  là lượng bùn sinh ra chỉ chiếm một phần ba lượng bùn khi áp dụng công nghệ xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật lơ lửng theo phương thức cổ điển. Nhờ đó, không phải tốn năng lượng tuần hoàn bùn, lượng bùn xử lý ít hơn sẽ giúp tiết kiệm chi phí.

Theo moitruongsach

GIÁ THỂ VI SINH LÀ GÌ ?

Giá thể vi sinh là gì ?
Giá thể vi sinh ( đệm vi sinh ) là một loại vật liệu được bổ sung vào quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học để tăng diện dích tiếp xúc giữa vi sinh và nước thải. Từ đó gia tăng sinh khối làm quá trình phân hủy sinh học diễn ra nhanh chóng với hiệu suất xử lý cao.
Nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh.
Nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh dựa vào diện tích tiếp xúc của giá thể vi sinh sẽ dính bám trên bề mặt tạo thành lớp màng nhầy có tác dụng phân hủy sinh học. Quy luật chung trong sự phát triển của màng vi sinh vật bởi quá trình tiêu thụ cơ chất có trong nước thải và làm sạch nước thải.
Quá trình dính bám của giá thể vi sinh có thể chia thành 4 giai đoạn như sau :
      • Giai đoạn 1 : Kết dính ban đầu. Là quá trình vi sinh bám vào bề mặt của giá thể tạo thành lớp màng. Trong điều kiện này, tất cả vi sinh vật phát triển như nhau, cùng điều kiện, sự phát triển giống như quá trình vi sinh vật lơ lửng.
      • Giai đoạn 2 : Phát triển. Vi sinh vật bắt đầu phát triển trên lớp màng bắt đầu quá trình phân hủy sinh học
      • Giai đoạn 3 : Trưởng thành. Là giai đoạn vi sinh đã phát triển, lớp màng đã dày lên, hiệu suất phân hủy sinh học cao nhất. Lượng cơ chất đưa vào phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không sẽ có sự suy giảm sinh khối và lớp màng sẽ bị mỏng dần đi nhằm đạt tới cân bằng mới giữa cơ chất và sinh khối.
      • Giai đoạn 4 : Phân tán. Sau khi phát triển đến độ dày nhất định, lớp màng không dày lên nữa và trở nên ổn định. vi sinh sẽ tróc ra khỏi bề mặt của giá thể. Sự trao đổi chất diễn ra để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và nước. Lượng vi sinh vật không thay đổi do chiều dày lớp màng hiệu quả không thay đổi và không có sự gia tăng sinh khối trong giai đoạn này. Lượng cơ chất phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không vi sinh sẽ thiếu dinh dưỡng và bắt đầu phân hủy nội bào để cân bằng với cơ chất và sinh khối
Các giai đoạn trên sẽ diễn ra cùng lúc xen kẽ với nhau giúp quá trình phân hủy sinh học diễn ra liên tục. quá trình phân hủy nội bào và quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra đồng thời với nhau. Khi đó tốc độ phát triển màng cân bằng với tốc độ suy giảm bởi sự phân huỷ nội bào.
Ứng dụng của giá thể vi sinh
Dựa vào nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh người ta ứng dụng vào xử lý nước thải, tăng hiệu suất của quá trình phân hủy sinh học, giảm thiểu được lượng bùn sinh ra. Tặng hiệu quả và sự vận hành ổn định của hệ thống. Giảm thiểu mùi hôi do sự phân hủy sinh học của các hợp chất hữu cơ. Tổng hợp các loại giá thể vi sinh dùng cho xử lý nước thải
  • Giá thể vi sinh MBBR (Biocell)
  • Giá thể dạng hạt xốp
  • Giá thể dạng quả cầu
  • Giá thể dạng bông mai
  • Giá thể dạng sợ PE
  • Giá thể dạng sợ PP
  • Giá thể dạng tổ ong
  • Giá thể Biochip
  • Giá thể xơ dừa

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ MBBR

A. Nguyên tắc hoạt động
MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, trong đó sử dụng các giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển.
Nhưng vì sao công nghệ MBBR là công nghệ được các chuyên gia đánh giá cao như vậy! Bởi vì vật liệu làm giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng được. Các giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy qua đó thì mật độ vi sinh ngày càng gia tăng, hiệu quả xử lý ngày càng cao.
Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời quá trình cấp khí phải đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt quá trình phản ứng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối. Quần xả vi sinh sẽ phát triển và dày lên rất nhanh chóng cùng với sự suy giảm các chất hữu cơ trong nước thải. Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật sẽ tăng lên, lớp vi sinh vật phía trong do không tiếp xúc được nguồn thức ăn nên chúng sẽ bị chết, khả năng bám vào vật liệu không còn. Khi chúng không bám được lên bề mặt vật liệu sẽ bị bong ra rơi vào trong nước thải. Một lượng nhỏ vi sinh vật còn bám trên các vật liệu sẽ tiếp tục sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải để hình thành một quần xã sinh vật mới.
Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì trong bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lững còn xảy ra quá trình Nitritrat hóa và Denitrate, giúp loại bỏ các hợp chất nito, photpho trong nước thải, do đó không cần sử dụng bể Anoxic. Vi sinh vật bám trên bề mặt vật liệu lọc gồm 3 loại: lớp ngoài cùng là vi sinh vật hiếu khí, tiếp là lớp vi sinh vật thiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh vật kị khí. Trong nước thải sinh hoạt, nito chủ yếu tồn tại ở dạng ammoniac, hợp chất nito hữu cơ. Vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa hợp chất nito về dạng nitrite, nitrate. Tiếp tục vi sinh vật thiếu khí và kị khí sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ trong nước thải làm chất oxy hóa để khử nitrate, nitrite về dạng khí N2 bay lên. Mặt khác quá trình nito một phần còn được thực hiện tại bể lắng sinh học. Vì vậy hiệu quả xử lý hợp chất nito, photpho trong nước thải sinh hoạt của công trình này rất tốt.
Ngoài ra, để tăng cường khả năng xử lý nito của bể sinh học thiếu khí người ta thêm vao bể giá thể MBBR.Thể tích của vật liệu MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích bể.
Bể sinh học kết hợp giá thể lơ lửng MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí.
Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự khuyếch tán của những bọt khí có kích thước trung bình từ máy thổi khí. Trong khi đó ở bể thiếu khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể bằng cánh khuấy.
B. Ưu điểm nổi bật
• Chịu được tải trọng hữu cơ cao, 2000-10000gBOD/m³ngày, 2000-15000gCOD/m³ngày.
• Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
• Loại bỏ được Nito trong nước thải.
• Tiết kiệm được diện tích.
C. Phạm vi áp dụng
• Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống đóng hộp, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm …
D. Mô tả hoạt động của giá thể
Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế sao cho diện tích bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lững trong nước.
Tất cả các giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn so với tỷ trọng của nước, tuy nhiên mỗi loại giá thể có tỷ trọng khác nhau. Điều kiện quan trọng nhất của quá trình xử lý này là mật độ giá thể trong bể, để giá thể có thể chuyển động lơ lửng ở trong bể thì mật độ giá thể chiếm tứ 25 – 50% thể tích bể và tối đa trong bể MBBR phải nhỏ hơn 67%. Trong mỗi quá trình xử lý bằng màng sinh học thì sự khuyếch tán của chất dinh dưỡng (chất ô nhiễm) ở trong và ngoài lớp màng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý, vì vậy chiều dày hiệu quả của lớp màng cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.

Ưu điểm của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp MBBR
+ Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao: Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng, vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
+ Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
+Hiệu quả xử lý cao.
+Tiết kiệm diện tích xây dựng: diện tích xây dựng của MBBR nhỏ hơn so với hệ thống xử lý nước thải hiếu khí đối với nước thải đô thị và công nghiệp.
+ Dễ dàng vận hành.
+Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất cao, do đó tải trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.
Bạn muốn mua giá thể vi sinh MBBR truy câp vào đây Giá thể MBBR

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chung cư

  • Nguồn gốc phát sinh nước thải chung cư
Nước thải từ khu chung cư có thành phần tính chất giống với nước thải sinh hoạt: nước xả ra sau khu sử dụng cho mục đích sinh hoạt cộng đồng, từ các phòng, căn hộ trong khu chung cư, cao ốc, tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh. Nước thải sinh hoạt từ các căn hộ, văn phòng cho thuê… Chúng là nước thải có nguồn gốc hữu cơ, dễ phân hủy, giàu Nitơ, phospho, hàm lượng COD, BOD, TSS, Coliform cao… Do đó cần có biện pháp xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
  • Đặc trưng nước thải khu chung cư, cao ốc
+ Nước thải nhiễm bản do chất thải bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
+ Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, vệ sinh sàn nhà,…
+ Đặc tính chung của nước thải này là ô nhiễm bởi cặn bã hữu cơ (SS), chất hữu cơ hòa tan, Nito, Photpho, các vi sinh vật gây bệnh,…
+ Chất hữu cơ chứa trong nước thải chiếm 50-60% tổng các chất bao gồm các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau quả, giấy,…và các chất hữu có động vật,…
+ Các chất vô cơ chiếm khoảng 40% chủ yếu gồm: cát, đất, các chất axit, bazo vô cơ, dầu khoáng,…
Vì thế trong nước thải có chứa nhiều vi sinh vật: vi khuẩn, virut, nấm, rong tảo, trứng giun sán,…
  • Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải:
xu-ly-nuoc-thai-chung-cu
Vấn đề đặt ra là làm sao để có một hệ thống xử lý nước thải cho khu chung cư, cao ốc đạt hiệu quả nhất mà chi phí đầu tư được tiết kiệm tối đa. Nhất là được đối với các tòa nhà chung cư, cao ốc nằm ở trung tâm thành phố với giá đắt đỏ thì việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải không ảnh hưởng đến mỹ quan và gây ảnh hưởng đến môi trường là điều rất quan trọng.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, Công ty môi trường Đức An chuyên tư vấn, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu chung cư, cao ốc với chi phí đầu tư thấp và đảm bảo được chất lượng nước đầu ra đạt yêu cầu.
  • Công nghệ xử lý nước thải khu chung cư, cao ốc
xu-ly-nuoc-thai-chung-cu-2
  • Ưu điểm của công nghệ
Với những ưu thế vượt trội của công nghệ xử lý sinh học hiếu khí có sử dụng giá thể tiếp xúc cố định như : Hiệu quả xử lý cao các chất ô nhiễm hữu cơ, N, P; Tải lượng xử lý các chất hữu cơ cao hơn, do đó khối tích công trình nhỏ, thích hợp với những nơi không có nhiều diện tích đất xây dựng; Chịu được sốc tải trọng do có nhiều chủng vi sinh vật hiếu khí, hiếu khí và thiếu khí cùng tồn tại trong một công trình; chi phí và quy trình vận hành đơn giản, không cần nhân công trình độ cao. Ngoài ra, công nghệ xử lý sinh học hiếu khí với hệ vi sinh vật bám dính cố định còn có một số ưu điểm về mặt kỹ thuật như:
+ Diễn ra cả hai quá trình nitrification và denitrification.
+ Có khả năng đệm trong trường hợp nồng độ ô nhiễm của nước thải vào ở mức cao hoặc trong nước thải có chứa chất độc (nồng độ thấp).
+ Tiêu thụ sinh khối của các vi sinh vật khác nhau trong cùng quần thể vi sinh vật.
+ Giá thể vi sinh dạng tấm có cấu hình tối ưu làm tăng hiệu quả xử lý, giúp quá trình tách vi sinh vật già thuận lợi, tránh tình trạng vi sinh vật già bám quá lâu trên bề mặt giá thể.
+ Một ưu điểm nổi bật của công nghệ này là lượng bùn sinh ra chỉ bằng một phần ba lượng bùn khi áp dụng công nghệ xử lý với vi sinh vật lơ lửng. Do đó hệ thống giảm được khối lượng công trình cũng như chi phí xây dựng và xử lý bùn, đồng thời giảm thiểu được mùi hôi, tình trạng rơi vãi bùn trong quá trình thu gom, vận chuyển thường xuyên.
Nếu bạn cần tư vấn hay thắc mắc vấn đề gì có thể liên hệ công ty môi trường Đức An để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỨC AN ( DAEC )
Add: 50/6V QL1, Nam Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, HCM, Việt Nam
Phone: 08 6683 1403 –  0909 3959 58
Email: info.mtducan@gmail.com
Website: Giaiphapmoitruong.net

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải

Cảm ơn tất cả quý khách hàng trong thời gian qua đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi . Sau 1 thời gian triển khai đội thi công hệ thống xử lý nước thải thì nay chúng tôi tiếp tục thành lập đội bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải
Nhận thấy hiện nay, nhiều doanh nghiệp với hệ thống xử lý nước thải vừa và nhỏ luôn có sự cố từ vi sinh xử lý nước thải đến máy móc thiết bị chạy không ổn định, nhưng chưa có những người chuyên môn để đảm nhận việc này. Dẫn đến hệ thống luôn không đạt và hay gặp sự cố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi liệt kê sơ về 1 số sự cố hệ thống xử lý nước thải
  • Máy thổi khí khô dầu, đứt dây cuaroa
  • Bơm chìm bị ngẹt, chạy quá tải do sự cố điện
  • Bơm lọc, bơm trục ngang hở phốt
  • Vi sinh chết, Bùn nổi, bể vi sinh có mùi hôi
  • Amoni bị vượt, Nito và Phốt pho không đạt
  • Hệ thống phân phối khí bị bung, gãy
  • Tủ điện báo overload
  • ………..
Trên là ví dụ về sự cố nhưng vì những lý do nhỏ đó mà hệ thống chạy không ổn định, nước thải đầu ra không đạt mà doanh nghiệp còn bị phải đóng phạt. Thật sự đó là một điều đáng tiếc vì vậy chúng tôi thành lập đội bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải nhằm giúp quý khách hàng giải quyết các vấn đề đó
Chức năng của đội
  • Đảm bảo hệ thống xử lý nước thải luôn chạy ổn định
  • Lên kế hoạch ứng phó sự cố
  • Kiểm tra hệ thống định kỳ  1 lần/tuần, 2 lần/ tuần tùy theo mỗi hệ thống
  • Bảo trì máy móc thường xuyên
  • Thay thế những vật liệu, máy móc, thiết bị đã cũ không dùng được nữa
  • Pha hóa chất
  • Kiểm tra tình trạng các bể vi sinh để bổ sung hoặc xả bỏ
Đội làm việc như thế nào ?
  •  Tiếp nhận thông tin từ khách hàng
  • Khảo sát, kiểm tra máy móc, thiết bị và toàn bộ hệ thống của quý khách hàng
  • Sau khi báo giá và ký hợp đồng bảo trì hệ thống xử lý nước thải đội sẽ tiến hành bảo trì định kỳ
Đảm bảo đúng cam kết và chất lượng
  • Chúng tôi đảm bảo 100% hệ thống luôn chạy ổn định
  • Nếu hệ thống trục trặc ảnh hưởng đến hoạt động của quý công ty chúng tôi cam kết chịu toàn bộ chi phí phát sinh

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỨC AN ( DAEC )
Add: 50/6V QL1, Nam Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, HCM, Việt Nam
Phone: 08 6683 1403 –  0982 072 306
Email: info.mtducan@gmail.com
Website: Giaiphapmoitruong.net

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Cơ bản về xử lý nước thải

1. KHÁI NIỆM VỀ NƯỚC THẢI

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.

Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử lý. Theo cách phân loại này, có các loại nước thải dưới đây:

– Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.

– Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.

– Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những thành phố hiện đại nước thải tự nhiên được thu gom theo một hệ thống thoát riêng.

– Nước thải đô thị: là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố. Nước thải đô thị có thể bao gồm tất cả nước thải kể trên

>>> Tổng quan về nước thải

2. KHÁI NIỆM VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Theo wikipedia xử lý nước thải là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải và nước thải hộ gia đình tức là bao gồm cả dòng chảy mặt , gia dụng, thương mại và cơ quan. Bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm có nguồn gốc vật lý, hóa học và sinh học. Mục tiêu của nó là để tạo ra một dòng chất thải dạng lỏng an toàn với môi trường và chất thải rắn phù hợp để xử lý hoặc tái sử dụng .Hiện nay với việc sử dụng công nghệ tiên tiến có thể tái sử dụng nước thải thành nước uống, mặc dù Singapore là nước duy nhất thực hiện công nghệ này vào việc sản xuất quy mô

Xử lý nước thải được hiểu nôm na là dùng các biện pháp vật lý, hóa học, sinh học nhằm loại bỏ các chất cặn bã trong nước, để cho thành phần nước thải sau khi xử lý đạt các quy chuẩn cho phép

3. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Hiện nay, có 3 phương pháp xử lý nước thải chủ yếu đó là: phương pháp xử lý hóa học, hóa lý và sinh học.

Phương pháp xử lý hóa học:

Thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Cơ sở của phương pháp xử lý này là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm và hóa chất thêm vào. Do đó, ưu điểm của phương pháp là có hiệu quả xử lý cao, thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín. Tuy nhiên, phương pháp hóa học có nhược điểm là chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải với quy mô lớn. Bản chất của phương pháp hoá lý trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp xử lý sinh học:

Có bản chất là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình anoxic, quá trình kị khí, quá trình kết hợp hiếu khí – anoxic – kị khí, các quá trình hồ sinh học. Đối với việc xử lý nước thải có yêu cầu đầu ra không quá khắt khe thì quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính là quá trình xử lý sinh học thường được ứng dụng nhất.

Phương pháp hóa lý :

Thường được áp dụng để xử lý nước thải là: keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.

Trên đây là ba cách xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên, tùy từng thành phần và tính chất nước thải, mức độ cần thiết xử lý nước thải, lưu lượng và chế độ xả thải, đặc điểm nguồn tiếp nhận, điều kiện mặt bằng, điều kiện vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải, điều kiện cơ sở hạ tầng… để ta chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất.

>>>Danh mục các công trình xử lý nước thải

4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU VỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

A. UASB

B. ANOXIC

C. AEROTANK

D. MBBR

E. MBR

F. TUYỂN NỔI

G. AAO (A2O)

H. SBR

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Đánh giá hiệu quả của công nghệ xử lý nước thải bằng màng MBR

Màng MBR là một sự kết hợp giữa lọc tinh(vi lọc) và lọc UF nhằm giữ lại bùn hoạt tính và lấy nước sạch ra. Hiện nay, màng MBR đang được sử dụng rộng rãi trên cả nước và chỉ thích hợp với các hệ thống có công suất >1000 m3/ngày
Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nếu dùng màng MBR thì nước sau xử lý có thể đạt được TCVN QC14:2008 xả thẳng ra môi trường. Ưu điểm của màng MBR nhỏ gọn và dễ dàng nâng công suất.
Nó có thể hoạt động với tải lượng cao và hiệu suất phân tách nước và bùn cao hơn các hệ thống bình thường như bể lắng,….do đó giảm được khá nhiều diện tích xây dựng
Quá trình hoạt động của màng MBR được thể hiện theo hình dưới
Màng MBR
Các kỹ thuật mới gần đây đã giảm chí phí sản xuất màng MBR nên hiện nay màng MBR được coi là trong một những giải pháp tối ưu để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải y tế. Thị trường MBR hiện tại đã được ước tính có giá trị khoảng US $ 216,000,000 trong năm 2006 và tăng lên đến US $ 963,000,000 vào năm 2014
Sản phẩm màng MBR đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giảm diện tích và chi phí xây dựng, nó có thể thay thế một loạt các công trình kể từ sau bể hiếu khí như lắng, khử trùng, lọc,…..
Hình ảnh so sánh giữa sử dụng màng MBR và công nghệ hiếu khí bình thường
so sanh mang mbr
Lịch sử hình thành nên màng MBR
Màng MBR được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1960 bởi Dorr-Oliver, ngay sau khi công nghệ vi lọc và lọc UF ra đời. Quá trình ban đầu được thiết kế kết hợp với bể bùn hoạt tính phản ứng sinh học và quá trình một vòng lặp lọc màng crossflow . Các tấm màng phẳng Polyme được sử dụng và có kích thước khác nhau, kích thước lỗ lọc khoảng 0,003-0,01 mm. Và ý tưởng dùng màng thay thế các bể lắng khử trùng và lọc rất hấp dẫn nhưng chi phí lắp đặt màng lại quá cao, trong khi đó xử lý nước thải lại không mang hiệu quả kinh tế và khả năng màng bị nghẹt  mất hiệu quả xử lý nhanh, nên thế màng MBR đầu tiên chỉ sử dụng được cho một số lĩnh vực thích hợp.
Năm 1989 có một bước đột phá mới là Yamamoto và các đồng nghiệp đã ngâm màng vào bể phản ứng sinh học và dùng thiết bị tạo ra áp suất màng để duy trì lọc.Lúc này màng MBR được chia làm hai loại 1 loại là  màng ngập nước bên trong thiết bị   và màng nằm bên ngoài bể phản ứng . Ứng với nó là hai dạng điều khiển thủy lực: bơm và nén khí

Với màng sinh học được đặt chìm trong bể hiếu khí tạo ra một nước đột phá, lớp bùn bám vào màng được các luồng khí trong quá trình sục khí đánh tan ra và quá trình lọc do một bơm màng thực hiện và lúc này màng đã được gắn thêm một bộ phận rửa ngược nên lúc này màng MBR rất được ưa chuộng để xử lý nước thải sinh hoạt.
Màng MBR ngày càng được chấp nhận vì hiệu quả xử lý của nó cao, lại đạt trong bể hiếu khí nên diện tích xây dựng được thu hẹp. Khả năng bị nghẹt giảm xuống do quá trình sục khí và rửa ngược được hình thành và điều quan trong là chi phí lắp đặt lúc này giảm xuống rất nhiều. Trong khí đó chi phí vận thành lại thấp. Và hiện nay màng ngày càng được cải tiến để có thể đáp ứng được các hệ thống có công suất lớn, vì vậy hiện nay màng MBR len lỏi khắp nơi từ các khu đô thị đến các khu công nghiệp.