Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Đánh giá hiệu quả của công nghệ xử lý nước thải bằng màng MBR

Màng MBR là một sự kết hợp giữa lọc tinh(vi lọc) và lọc UF nhằm giữ lại bùn hoạt tính và lấy nước sạch ra. Hiện nay, màng MBR đang được sử dụng rộng rãi trên cả nước và chỉ thích hợp với các hệ thống có công suất >1000 m3/ngày
Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nếu dùng màng MBR thì nước sau xử lý có thể đạt được TCVN QC14:2008 xả thẳng ra môi trường. Ưu điểm của màng MBR nhỏ gọn và dễ dàng nâng công suất.
Nó có thể hoạt động với tải lượng cao và hiệu suất phân tách nước và bùn cao hơn các hệ thống bình thường như bể lắng,….do đó giảm được khá nhiều diện tích xây dựng
Quá trình hoạt động của màng MBR được thể hiện theo hình dưới
Màng MBR
Các kỹ thuật mới gần đây đã giảm chí phí sản xuất màng MBR nên hiện nay màng MBR được coi là trong một những giải pháp tối ưu để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải y tế. Thị trường MBR hiện tại đã được ước tính có giá trị khoảng US $ 216,000,000 trong năm 2006 và tăng lên đến US $ 963,000,000 vào năm 2014
Sản phẩm màng MBR đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giảm diện tích và chi phí xây dựng, nó có thể thay thế một loạt các công trình kể từ sau bể hiếu khí như lắng, khử trùng, lọc,…..
Hình ảnh so sánh giữa sử dụng màng MBR và công nghệ hiếu khí bình thường
so sanh mang mbr
Lịch sử hình thành nên màng MBR
Màng MBR được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1960 bởi Dorr-Oliver, ngay sau khi công nghệ vi lọc và lọc UF ra đời. Quá trình ban đầu được thiết kế kết hợp với bể bùn hoạt tính phản ứng sinh học và quá trình một vòng lặp lọc màng crossflow . Các tấm màng phẳng Polyme được sử dụng và có kích thước khác nhau, kích thước lỗ lọc khoảng 0,003-0,01 mm. Và ý tưởng dùng màng thay thế các bể lắng khử trùng và lọc rất hấp dẫn nhưng chi phí lắp đặt màng lại quá cao, trong khi đó xử lý nước thải lại không mang hiệu quả kinh tế và khả năng màng bị nghẹt  mất hiệu quả xử lý nhanh, nên thế màng MBR đầu tiên chỉ sử dụng được cho một số lĩnh vực thích hợp.
Năm 1989 có một bước đột phá mới là Yamamoto và các đồng nghiệp đã ngâm màng vào bể phản ứng sinh học và dùng thiết bị tạo ra áp suất màng để duy trì lọc.Lúc này màng MBR được chia làm hai loại 1 loại là  màng ngập nước bên trong thiết bị   và màng nằm bên ngoài bể phản ứng . Ứng với nó là hai dạng điều khiển thủy lực: bơm và nén khí

Với màng sinh học được đặt chìm trong bể hiếu khí tạo ra một nước đột phá, lớp bùn bám vào màng được các luồng khí trong quá trình sục khí đánh tan ra và quá trình lọc do một bơm màng thực hiện và lúc này màng đã được gắn thêm một bộ phận rửa ngược nên lúc này màng MBR rất được ưa chuộng để xử lý nước thải sinh hoạt.
Màng MBR ngày càng được chấp nhận vì hiệu quả xử lý của nó cao, lại đạt trong bể hiếu khí nên diện tích xây dựng được thu hẹp. Khả năng bị nghẹt giảm xuống do quá trình sục khí và rửa ngược được hình thành và điều quan trong là chi phí lắp đặt lúc này giảm xuống rất nhiều. Trong khí đó chi phí vận thành lại thấp. Và hiện nay màng ngày càng được cải tiến để có thể đáp ứng được các hệ thống có công suất lớn, vì vậy hiện nay màng MBR len lỏi khắp nơi từ các khu đô thị đến các khu công nghiệp.

Danh sách các công nghệ xử lý nước thải

Danh sách này chưa đầy đủ, bạn có thể bổ sung nó bằng cách thêm vào bình luận hoặc gửi mail về cho tôi nguyenduc@giadinhjsc.com
Activated sludge systems[1]
Advanced oxidation process
Aerated lagoon
Aerobic granular reactor
Aerobic granulation
Aerobic granular sludge technology
Aerobic treatment system
Anaerobic clarigester
Anaerobic digester types
Anaerobic digestion
Anaerobic filter
API oil-water separator
Anaerobic lagoon
Belt filter
Bioconversion of biomass to mixed alcohol fuels
Biofilters
Bioreactor
Bioretention
Biorotor
Carbon filtering
Capacitive deionization
Cesspit
Chemical addition wastewater treatment
Clarifier
Coarse bubble diffusers
Composting toilet
Constructed wetland
Cross-flow filtration
Dark fermentation
Diffuser (sewage)

Tổng quan về nước thải

Nước khởi nguồn cho mọi sự sống, nước là một trong trong những nhu cầu không thể thiếu với bất kì loài sinh vật nào kể cả con người. Chất lượng môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe cũng như sự sống của các loài. Hiện nay nhu cầu sống đó đang dần bị đe dọa nghiêm trọng. Bên cạnh lượng nước bi thâm hụt do sử dụng nước bừa bãi và không đúng mục đích là chất lượng nước đang suy giảm trầm trọng, mà nguyên nhân chính là do ý thức của chính mỗi con người chúng ta. Hằng ngày một lượng lớn nước thải được xả trực tiếp hoặc gián tiếp ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Hậu quả trước tiên là gây mất cân bằng sinh thái, một số loài sinh vật bị tuyệt chủng do không thích nghi với nguồn nước bị ô nhiễm. Tiếp đến là ảnh hưởng đến con người chúng ta. Nước bị ô nhiễm gây các bệnh: da liễu, đường ruột… và hơn nữa là các bệnh mà thế giới cũng chưa có phương thức cứu chữa như: ung thư… Chính vì vậy mà chúng ra cần xử lý nước thải ngay tại nguồn để giảm thiểu những tác hại của nước thải đến môi trường.
1. Tổng quan về nước thải
Khái niệm.
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
Phân loại
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử lý. Theo cách phân loại này, có các loại nước thải dưới đây:
– Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
– Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
– Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những thành phố hiện đại nước thải tự nhiên được thu gom theo một hệ thống thoát riêng.
– Nước thải đô thị: là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố. Nước thải đô thị có thể bao gồm tất cả nước thải kể trên
2. Một số thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước
Đối với nước thải sinh hoạt : QCVN 14-2008/BTNMT 
Đối với nước thải công nghiệp : QCVN 40-2011/BTNMT
Để đánh giá chất lượng môi trường nước người ta phải căn cứ vào một số chỉ tiêu như chỉ tiêu vật lý, hóa học, sinh học. Qua các thông số trong nước sẽ cho phép ta đánh giá được mức độ ô nhiễm hoặc hiệu quả của phương pháp xử lý.
Các chỉ tiêu vật lý.
1. Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết hay môi trường của khu vực. Nhiệt độ nước thải công nghiệp đặc biệt là nước thải của nhà máy nhiệt điện, nhà máy hạt nhân thường cao hơn từ 10 – 25oC so với nước thường.
Nước nóng có thể gây ô nhiễm hoặc có lợi tùy theo mùa và vị trí địa lý. Vùng có khí hậu ôn đới nước nóng có tác dụng xúc tiến sự phát triển của vi sinh vật và các quá trình phân hủy. Nhưng ở những vùng nhiệt đới nhiệt độ cao của nước sông hồ sẽ làm thay đổi quá trình sinh, hóa, lý học bình thường của hệ sinh thái nước, làm giảm lượng ôxy hòa tan vào nước và tăng nhu cầu ôxy của cá lên 2 lần. Một số loài sinh vật không chịu được nhiệt độ cao sẽ chết hoặc di chuyển đi nơi khác, nhưng có một số loài khác lại phát triển mạnh ở nhiệt độ thích hợp.
2. Màu sắc
Nước có thể có màu, đặc biệt nước thải thường có màu nâu đen hoặc đỏ nâu.
– Các chất hữu cơ trong xác động, thực vật phân rã tạo thành.
– Nước có sắt và mangan ở dạng keo hoặc hòa tan.
– Nước có chất thải công nghiệp (crom, tanin, lignin).
Màu của nước thường được phân thành hai dạng; màu thực do các chất hòa tan hoặc dạng hạt keo; màu biểu kiến là màu của các chất lơ lửng trong nước tạo nên. Trong thực tế người ta xác định màu thực của nước, nghĩa là sau khi lọc bỏ các chất không tan. Có nhiều phương pháp xác định màu của nước, nhưng thường dùng ở đây là phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn là clorophantinat coban.
3. Độ đục
Độ đục của nước do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc do giới thủy sinh gây ra. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng khả năng quang hợp của các sinh vật tự dưỡng trong nước, gây giảm thẩm mỹ và lảm giảm chất lượng của nước khi sử dụng. Vi sinh vật có thể bị hấp phụ bởi các hạt rắn lơ lửng sẽ gây khó khăn khi khử khuẩn.Độ đục càng cao nước nhiễm bẩn càng lớn.
4. Mùi vị
Nước sạch là nước không mùi vị. Khi bắt đầu có mùi thì đó là biểu hiện của hiện tượng ô nhiễm. Trong nước thải mùi rất đa dạng tùy thuộc vào lượng và đặc điểm của chất gây ô nhiễm.
Các chỉ tiêu hóa học và sinh học.
a) Độ pH.
Giá trị pH của nước thải có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý. Giá trị pH cho phép ta lựa chọn phương pháp thích hợp, hoặc điều chỉnh lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý nước. Các công trình xử lý nước bằng phương pháp sinh học thường hoạt động ở pH từ 6,5 – 9,0. Môi trường tối ưu nhất để vi khuẩn phát triển thường là 7 – 8. Các nhóm vi khuẩn khác nhau có giới hạn pH khác nhau
b) Chỉ số DO (Disolved Oxygen)
DO là lượng oxi hòa tan để duy trì sự sống cho các sinh vật dưới nước. Bình thường oxi hòa tan trong nước khoảng 8 – 10 mg/l, chiếm 70 – 80 % khi oxi bão hòa. Mức oxi hòa tan trong nước tự nhiên và nước thải phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, các hoạt động của thế giới thủy sinh, các hoạt động hóa sinh, hóa học và vật lý của nước. Trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng, oxi được dùng nhiều cho các quá trình hóa sinh và xuất hiện hiện tượng thiếu oxi trầm trọng.
c) Chỉ số BOD (Nhu cầu oxy sinh hóa – Biochemical Oxygen Denand).
Nhu cầu oxy sinh hóa hay là nhu cầu oxy sinh học thường viết tắt là BOD, là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí. Quá trình này được gọi là quá trình oxy hóa sinh học.
Quá trình này đòi hỏi thời gian dài ngày, vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất hữu cơ, vào các chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước. Bình thường 70% nhu cầu oxy được sử dụng trong 5 ngày đầu nên thường phân tích là BOD5, 20% trong 5 ngày tiếp theo, 99% ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21.
d) Chỉ số COD (Nhu cầu oxy hóa học – Chemical oxygen Demand)
Chỉ số COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H 2 O bởi một tác nhân oxi hóa mạnh.COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng con đường hóa học. Chỉ số COD có giá trị cao hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng vi sinh vật.Có thể xác định hàm lượng COD bằng phương pháp trắc quang với lượng dư dung dịch K 2 Cr2 O7 là chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất hữu cơ trongmôi trường axit với xúc tác làAg 2 SO4 .
Hoặc có thể xác định hàm lượng COD bằng phương pháp chuẩn độ. Theo phương pháp này lượng Cr O 2 dư được chuẩn bằng dung dịch Feroin.
e) Chỉ số vệ sinh (E – Coli).
Trong nước thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải vùng du lịch, dịch vụ, khu chăn nuôi v.v… nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn trong phân người và phân xúc vật. Trong đó có thể có nhiều loài vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa, như tả, lị thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
E – coli là vi khuẩn phổ biến trong nước thải, nó có thể sống trong điều kiện khắc nhiệt của môi trường ngoài cũng như trong phòng thí nghiệm. Chính vì vậy người ta đã chọn E – coli là chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải.

Keo tụ và tạo bông trong xử lý nước

Tổng quan:
Keo tụ và tạo bông là một quy trình trong xử lý nước cấp và nước thải, quy trình này sử dụng hóa chất để tách các chất ổ nhiễm trong nước thành bùn và sau đó lắng xuống. Trong một số trường hợp trong nước có chứa nhiều : Chất rắng lơ lửng, các hạt keo, chất hữu cơ, tảo, vi khuẩn, vi sinh vật. Thì cần đến quá trình xử lý có keo tụ tạo bông. Quá trình keo tụ tạo bông là công nghệ loại bỏ các chất ô nhiễm nhờ quá trình làm giảm điện tích Zeta trên bề mặt hạt keo trong nước. Các hóa chất thường dùng trong keo tụ tạo bông là các ion kim loại hóa trị III như Aluminium chloride, Ferrous chloride, PAC,… trong đó PAC là được dùng rộng rãi hơn cả vì hiệu suất cao và dễ lưu trữ, sử dụng.
Thực tế hoạt động:
Công nghệ keo tụ tạo bông được diễn ra ở 3 vị trí trong công trình xử lý:
Bể trộn:
So với khối lượng nước thì lượng PAC cho vào rất nhỏ nhưng phản ứng lại diễn ra rất nhanh ngay sau khi tiếp xúc với nước, vì vậy phải khuấy trộn thật nhanh và đều vào nước. Phương pháp khuấy trộn sẽ tạo dòng chảy rối trong nước và được đánh giá dựa vào cường độ và thời gian khuấy trộn. Thông thường để đạt hiệu quả phản ứng và khuấy trộn tốt nhất giá trị gradient vận tốc nằm trong khoảng 200 – 1000s-1 trong thời gian 1 giây đến 2 phút.
Bể tạo bông:
Là nơi các hạt keo đã bị mất ổn định bắt dính lại với nhau để tạo các hạt lớn. PAC cho vào sẽ tạo các hạt nhân keo tụ, sau đó các chất điều chỉnh độ kiềm sẽ được cho vào nhằm làm tăng hiệu quả quá trình keo tụ. Đặc biệt các chất kiềm hóa và chất trợ keo tụ (polymer) không được cho vào trước PAC vì sẽ phản ứng với PAC làm giảm hạt nhân keo tụ. Các chất kiềm hóa phải được cho vào sau PAC khoảng 15 giây đến 1 phút.
Bể lắng:
Các bông cặn sau khi tạo thành sẽ được loại bỏ khỏi nước nhờ tại bể lắng. Vận tốc nước trong bể lắng phải được duy trì sao cho tốc độ rơi hạt cặn đủ lớn để tách khỏi dòng nước. Đối với bể lắng ngang thì vận tốc hạt cặn có thể chọn là 0.45-0.6mm/s
Liều lượng hóa chất PAC được châm vào sẽ được xác định dựa trên thí nghiệm Jar test. Được thực hiện định kỳ mỗi ngày. Kết quả của thí nghiệm Jartest sẽ cho biết nồng độ PAC cần thiết ở pH tối ưu.

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải bằng men vi sinh dạng nước

Bảy ngày nuôi cấy vi sinh cho hệ xử lý nước thải của công ty BUREAU VERITAS bằng men vi sinh dạng nước được lượng bùn chiếm 30%. Bạn có tin không ?
Hôm nay, mình sẽ viết lại toàn bộ quy trình nuôi cấy của mình tại hệ xử lý nước thải sinh hoạt 50m3/ngày của công ty BUREAU VERITAS Việt Nam.
Sau khi lắp đặt hệ Module xử lý nước thải sinh hoạt cho BUREAU VERITAS thì mình bơm nước thải sinh hoạt vào hệ thống khoảng 50% thể tích bể và sục khí liên tục 24/24 mục đích ổn định hàm lượng ô nhiễm và cũng như để có độ giãn nỡ của inox (Hệ xử lý nước thải bằng module được thiết kế bằng inox).  Ngày thứ 2 mình mua 5 kg PAC đổ vào bể hiếu khí 2 kg. Hiện tượng có bùn, nước trong bớt, tiếp tục sục khí 24/24 và mình bơm tiếp nước thải vào bể cho đầy cả bể lắng.
Sau đó cho bơm bùn bể lắng hoạt động . Hệ được thiết kế tự động nên mình chỉ bật công tắc nên cũng không phải làm gì thêm. Tình trạng bể hiếu khí, nước lại đục như cũ và cảm giác không có bùn. Và lúc này, hệ chạy liên động có tải trừ bơm hố thu.
Ngày thứ 3 nhìn thấy lượng bùn không có, bọt nổi rất nhiều, nổi phủ lên hết bề mặt Module và tràn lan khắp nơi. Mình đổ tiếp 3 kg PAC còn dư vào bể lắng, tắt máy hồi bùn, nước bể lắng keo tụ và tạo bông nhìn rất đẹp. Nước bề mặt trong ( Nghiệm thu đạt chắc rồi :D ). Sau khi cảm thấy bùn đã lắng đáy mình cho bơm hồi bùn về bể Aerotank, tiếp tục cho hệ chạy có tải và điều kinh ngạc xảy ra ngày mai không hề có bọt nổi :D. Bùn vẫn không có.
Ngày thứ tư xếp đưa xuống 5 kg men vi sinh dạng bột của visinhmoitruong [Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Nước Thải BIO-EM] ( 99 ngàn/1kg) và làm theo hướng dẫn của xếp [ lấy 1 thùng nước sạch đổ men vào cho thêm mật rỉ đường vào khuấy đều, ủ 12 giờ  sau đó đổ vào bể ]
Sau khi đúng quy trình sục khí hai ngày vẫn không có gì thay đổi, 1 xíu bùn cũng không có, kiểu này là khỏi nghiệm thu nha Xếp.
3 ngày sau xếp lại cho vào 10kg men vi sinh/ vũ như cẩn( tình trạng bể Aertank) nha xếp
1 tuần sau
Xếp : Xuống xem dưới đó có bùn không em !
Mình: Không có gì cả xếp ơi, bọt tràn nữa, em chụp hình về cho anh xem nha
Xếp : Nghiệm thu, tiến độ chậm quá, chậm quá giao luôn cho em đấy làm sao thì làm 1 tuần sau phải có bùn, công ty người ta có nhân viên học chuyên ngành xử lý nước thải đó, không có bùn thì khỏi nghiệm thu, bùn gì cũng được.
Mình : Thế đổ PAC vào nha anh, hay là mua bùn nơi khác đổ vào
Xếp : Làm sao thì làm cho nghiệm thu được thì thôi với tiết kiệm nữa
Mình suy nghĩ : Chơi khó nhau rồi.
Mình : Alo Hải hả ? mài có cách nào nuôi vi sinh 7 ngày lên bùn không
Hải : Xếp mài bị khùng hả 7 ngày nuôi thế nào được, mua bùn nơi khác đổ vào ( Mua được bùn thì hỏi làm gì nữa hixx)
Mình : Mua được bùn thì tao không hỏi mài rồi
Hải : Bla…bla…nói chung là 7 ngày không được
Mình : Alo anh Nam hả ? Anh có cách nào nuôi vi sinh 7 ngày lên bùn không Gọi cho ông anh (mr.Namà Hà Nội),
A Nam: Chú mài mua Aquaclean đảm bảo 7 ngày có luôn, nhưng giá thì hơi được đó nha :D
Gọi tiếp cho thằng em
Thanh : Mai anh qua em lấy ít về đổ vào xem sao 4 ngày không có bùn khỏi lấy tiền, có thì trả. Của chùa mà lấy chứ tiếc gì ?
Gọi cho thằng bạn đang vận hành ở Sonadezi
Tuấn Anh : Tiền xe mài trả, tiền vi sinh tao cho,bữa sau rủ tao với mấy anh em đi nhậu là được.
Vậy là ổn rồi ! đã có cách đối phó, nhưng thật lòng là cũng muốn thử nuôi một lần chứ trước giờ nuôi đối phó là chủ yếu heheh….
Sáng mai qua ku Thanh lấy 10 lít vi sinh dạng nước xuống đổ, sục khí để đó rồi chạy đi kêu xe bồn :D( đổ vi sinh nơi khác vào cho chắc cú )
Buổi chiều thằng em vận hành cùng, Anh ơi, có bùn rồi. Khùng hả mài tao chưa kêu được xe bồn bùn gì mà bùn. Em nói thật đó, em thấy nó có ít ít rồi. Ông nội tao cũng không tin, mai xuống xem, Hết giờ làm :D. Mai xuống có bùn thật nhưng ít quá,
Mình : Alo Thanh hả ?. Có bùn ku em ơi, Men vi sinh của mài có PAC trong đó hả hay là phèn nhôm.
Thanh : Anh cứ đùa, chiều qua lấy 10lit nữa đem xuống đổ rồi ngồi mà xơi nước. Đảm bảo không có PAC mà có hay không hỏi nhà sản xuất ấy
Mình : OK ! em nếu nuôi được thì anh lấy tiền thuê xe bồn trả chú mài nha, chiều anh qua lấy 10 lít nữa
Thanh : Ok anh !
Rồi bây giờ mình ngồi viết bài này. Còn men vi sinh Aquaclean chưa thử vì không có điều kiện, Khi nào có điều kiện mình sẽ viết tiếp

Xử lý nước thải cao su bằng phương pháp sinh học

Mặc dù giá cao su thiên nhiên lao dốc trong 2 năm qua, ảnh hưởng đáng kể đến diện tích cây trồng, cao su vẫn là cây cây công nghiệp chủ lực của nước ta và là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường do ngành công nghiệp này gây ra là một vấn đề đáng được quan tâm. Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải cao su tại các nhà máy đều không đạt được kết quả khả quan do không được quan tâm đúng mức.
Nước thải cao su phát sinh chủ yếu từ các công đoạn khuấy trộn, làm đông và nước rửa máy móc, bồn chứa. Loại nước thải này có nồng độ các chất gây ô nhiễm cao bởi các thành phần COD, Ammonium, Photpho (88-110mg/l). Vì nước thải cao su có pH thấp (pH 4 – 6), tồn tại ở dạng huyền phù nên việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải cao su bằng phương pháp sinh học đã cho thấy được những kết quả khả quan.
Quy trình xử lý nước thải cao su:
B1. Nước thải trong quá trình sản xuất được thu gom, loại bỏ các cặn mủ trong bể gạn mủ. pH của nước sẽ được trung hoà trong bể điều hoà
B2. Sau khi loại bỏ được các cặn mủ, nước thải được đưa về xử lý tại các bể vi sinh nhằm loại bỏ được các hợp chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học. Cần phải đặc biệt lưu ý đến việc tách Photpho trước quá trình xử lý sinh học vì chính Photpho sẽ đầu độc các vi sinh vật phân huỷ COD và NH4+
B3. Nước thải sau khi được xử lý sinh học cần được lắng và khử trùng trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận
Liên hệ tư vấn hệ thống xử lý nước thải cao su

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỨC AN ( DAEC )
Add: 50/6V QL1, Nam Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, HCM, Việt Nam
Phone: 08 6683 1403 –  0982 072 306
Email: info.mtducan@gmail.com
Website: Giaiphapmoitruong.net

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Nước thải của khu công nghiệp gồm hai loại chính:
– Nước thải sinh hoạt từ các khu văn phòng.
– Nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp.
Đặc tính nước thải sinh hoạt thường là ổn định so với nước thải sản xuất. Nước thải sinh hoạt ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD5, COD, SS, Tổng N, Tổng P, dầu mỡ – chất béo. Trong khi đó các thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp chỉ xác định được ở từng loại hình và công nghệ sản xuất cụ thể. Nếu không xử lý cục bộ mà chảy chung vào đường cống thoát nước, các loại nước thải này sẽ gây ra hư hỏng đường ống, cống thoát nước.
Vì vậy, yêu cầu chung đối với các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khi xả nước thải vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp.
Còn tiếp >>>

Xử lý thứ cấp trong xử lý nước thải

Song chắn rác
Sàng lọc là kỹ thuật đầu tiên được sử dụng trong xử lý nước thải. Đó là bước đầu tiên xử lý nước thải, bước này nhằm loại bỏ rác hoặc các vật có kích thước lớn trong nước thải. Quá trình chắn rác nhằm loại bỏ những vật cứng, kích thước lớn để bảo vệ các công trình phía sau.
Song chắn rác thô kích thước giữa các mắt lưới > 6mm, bình thưởng là 1.5 – 6mm, song chắn rác tinh 0.2-1.5mm
wwt_screen
Song chắn rác được thiết kế hai loại là tự động hoặc tay và được đặt nghiêng nhằm giữ lại các rác và vật có kích thước lớn.
Máy nghiền rác
wwt_communiator
Là một hệ được thiết kế nhằm mục đích nghiền nhỏ những chất hữu cơ có kích thước lớn trong nước thải thành những phần nhỏ hơn nhằm mục đích cho các vi sinh vật dễ dàng phân hủy các chất hữu cơ hơn và cũng nhằm bảo vệ các công trình phía sau
Còn tiếp …>