Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

CHỌN GIÁ THỂ VI SINH NHƯ THẾ NÀO

Giá thể vi sinh là một quá trình xử lý theo phương pháp sinh học với mục đích theo 3 bước cơ bản: lọc, xử lý (ăn) và hình thành rào cản. Cấu trúc của một loại giá thể giống như một ma trận phức tạp và không đồng nhất, nhiều nếp nhăn. Giá thể vi sinh có hiệu quả xử lý đặc biệt cao nhờ  đa dạng chủng vi sinh và sử dụng màng lọc trong công nghệ vi sinh.
Nguyên lý hoạt động của mỗi loại giá thể vi sinh:
Dựa trên nguyên lý lực tương tác yếu Van der Waals, các vi sinh vật hoạt động tự do trong môi trường nước thải và dần dần tạo thành lớp màng sinh học nhờ các phân tử kết dính tế bào với nhau. Khi lớp màng mỏng đầu tiên được hình thành, quá trình hình thành màng vẫn tiếp diễn và cứ lặp lại theo trình tự giống nhau, các tế bào cũng liên kết với nhau. Các vi sinh vật gồm nhiều chủng loại như nấm, tảo, vi khuẩn…tiết ra một lượng các polymer ngoại bào giúp chúng có thể  dính bám trên bề mặt. Do đó, quá trình trao đổi chất, nitrat hóa hay phân hủy các chất hữu cơ diễn ra nhanh nhờ vào mật độ vi sinh lớn có trong giá thể vi sinh di động. Quá trình hình thành của màng sinh học gồm  thành 5 giai đoạn: kết dính, dính bám, phát triển, trưởng thành và cuối cùng là phân ly.
Bởi vì các tế bào vi sinh  trên bề mặt của giá thể sẽ bảo vệ cho các lớp tế bào bên trong, Tùy thuộc vào độ dày của lớp màng, các tế bào vi khuẩn bên trong có thể tồn tại trong một trạng thái ngủ do thiếu oxy cho tới khi lớp ngoài bị phá vỡ. Khi các vi khuẩn tế bào bên ngoài bị phân tán, các vi sinh vật bên trong hoạt động theo trình tự cũ và hình thành một lớp màng hoàn toàn mới. Có thể nói rằng, giá thể vi sinh rất bền với cơ chế phát triển tự nhiên, vì vậy nó giống như một bộ máy lọc nước mà không tốn chi phí vậy.
Một số loại giá thể thường được lựa chọn tại Việt Nam:
Giá thể Dạng tấm tổ ong cố định: Là những tấm hình chữ nhật được làm từ chất liệu PVC, có hình dáng như những vỉ trứng. Các tấm này được xếp gắn kết với nhau băng keo dán nhựa tạo thành các khối nhìn giống hình tổ ong. Khi lắp đặt, các lỗ được đặt vuông góc với đáy bể để đảm bảo lưu thông dòng, đồng thời tránh bị áp lực của nước và khí từ đáy
Giá thể vi sinh dạng cầu lơ lửng : Đây là loại giá thể hình cầu có kích thước D= 50 mm, chúng được làm từ chất liệu nhựa PP màu đen, các quả cầu này sẽ được thả nổi lơ lửng trong bể hiếu khí hay còn gọi là bể Aerotank.
Giá thể vi sinh di động MBBR : Giá thể này có hình như những bánh xe nhỏ, người ta còn gọi nó là giá thể viên xe. Chúng được bổ sung vào bể sinh học để tăng sinh khối.
Những ưu điểm khi sử dụng giá thể vi sinh:
– Hiệu năng xử lý cao.
– Tải lượng chất hữu cơ được xử lý cao hơn do đó diện tích công trình nhỏ, phù hợp với nơi đô thị, chung cư hay resort…
– Chịu được độ sốc tải trọng cao do có nhiều chủng vi sinh vật hiếu khí, kị khí và tùy nghi cùng tồn tại trong bể sinh học.
– Hơn nữa, công nghệ xử lý sinh học hiếu khí với hệ vi sinh vật dính bám còn có một số ưu điểm khác như :
Quá trình xử lý xảy ra cả hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí.
Diễn ra cả hai quá trình nitrit và denitrification.
Có thể trung hòa trong trường hợp lưu lượng nước thải đầu vào tăng đột ngột hoặc trong nước thải có chứa hàm lượng chất độc (ở nồng độ thấp).
Lớp màng vi sinh được hình thành, trong quá trình vận hành, chúng tiêu thụ sinh khối lẫn nhau trong cùng một quần thể sinh vật.
Giá thể vi sinh càng nhiều nếp nhăn thì bề mặt tiếp xúc (m2/m3) càng lớn tạo điều kiện tối ưu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, từ đó làm tăng hiệu quả xử lý.
Chế độ thủy động học trong hệ thống được khống chế đảm bảo ở mức tối ưu, giúp quá trình bóc tách, loại bỏ vi sinh vật già một cách thuận lợi, ngăn ngừa tình trạng vi sinh già bám trên bề mặt giá thể ảnh hưởng đến sự hình thành của lớp màng mới
– Một ưu điểm nổi bật của  sự kết hợp công nghệ xử lý sinh học hiếu khí cổ điển với vi sinh vật dính bám  là lượng bùn sinh ra chỉ chiếm một phần ba lượng bùn khi áp dụng công nghệ xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật lơ lửng theo phương thức cổ điển. Nhờ đó, không phải tốn năng lượng tuần hoàn bùn, lượng bùn xử lý ít hơn sẽ giúp tiết kiệm chi phí.

Theo moitruongsach

GIÁ THỂ VI SINH LÀ GÌ ?

Giá thể vi sinh là gì ?
Giá thể vi sinh ( đệm vi sinh ) là một loại vật liệu được bổ sung vào quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học để tăng diện dích tiếp xúc giữa vi sinh và nước thải. Từ đó gia tăng sinh khối làm quá trình phân hủy sinh học diễn ra nhanh chóng với hiệu suất xử lý cao.
Nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh.
Nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh dựa vào diện tích tiếp xúc của giá thể vi sinh sẽ dính bám trên bề mặt tạo thành lớp màng nhầy có tác dụng phân hủy sinh học. Quy luật chung trong sự phát triển của màng vi sinh vật bởi quá trình tiêu thụ cơ chất có trong nước thải và làm sạch nước thải.
Quá trình dính bám của giá thể vi sinh có thể chia thành 4 giai đoạn như sau :
      • Giai đoạn 1 : Kết dính ban đầu. Là quá trình vi sinh bám vào bề mặt của giá thể tạo thành lớp màng. Trong điều kiện này, tất cả vi sinh vật phát triển như nhau, cùng điều kiện, sự phát triển giống như quá trình vi sinh vật lơ lửng.
      • Giai đoạn 2 : Phát triển. Vi sinh vật bắt đầu phát triển trên lớp màng bắt đầu quá trình phân hủy sinh học
      • Giai đoạn 3 : Trưởng thành. Là giai đoạn vi sinh đã phát triển, lớp màng đã dày lên, hiệu suất phân hủy sinh học cao nhất. Lượng cơ chất đưa vào phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không sẽ có sự suy giảm sinh khối và lớp màng sẽ bị mỏng dần đi nhằm đạt tới cân bằng mới giữa cơ chất và sinh khối.
      • Giai đoạn 4 : Phân tán. Sau khi phát triển đến độ dày nhất định, lớp màng không dày lên nữa và trở nên ổn định. vi sinh sẽ tróc ra khỏi bề mặt của giá thể. Sự trao đổi chất diễn ra để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và nước. Lượng vi sinh vật không thay đổi do chiều dày lớp màng hiệu quả không thay đổi và không có sự gia tăng sinh khối trong giai đoạn này. Lượng cơ chất phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không vi sinh sẽ thiếu dinh dưỡng và bắt đầu phân hủy nội bào để cân bằng với cơ chất và sinh khối
Các giai đoạn trên sẽ diễn ra cùng lúc xen kẽ với nhau giúp quá trình phân hủy sinh học diễn ra liên tục. quá trình phân hủy nội bào và quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra đồng thời với nhau. Khi đó tốc độ phát triển màng cân bằng với tốc độ suy giảm bởi sự phân huỷ nội bào.
Ứng dụng của giá thể vi sinh
Dựa vào nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh người ta ứng dụng vào xử lý nước thải, tăng hiệu suất của quá trình phân hủy sinh học, giảm thiểu được lượng bùn sinh ra. Tặng hiệu quả và sự vận hành ổn định của hệ thống. Giảm thiểu mùi hôi do sự phân hủy sinh học của các hợp chất hữu cơ. Tổng hợp các loại giá thể vi sinh dùng cho xử lý nước thải
  • Giá thể vi sinh MBBR (Biocell)
  • Giá thể dạng hạt xốp
  • Giá thể dạng quả cầu
  • Giá thể dạng bông mai
  • Giá thể dạng sợ PE
  • Giá thể dạng sợ PP
  • Giá thể dạng tổ ong
  • Giá thể Biochip
  • Giá thể xơ dừa

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ MBBR

A. Nguyên tắc hoạt động
MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, trong đó sử dụng các giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển.
Nhưng vì sao công nghệ MBBR là công nghệ được các chuyên gia đánh giá cao như vậy! Bởi vì vật liệu làm giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng được. Các giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy qua đó thì mật độ vi sinh ngày càng gia tăng, hiệu quả xử lý ngày càng cao.
Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời quá trình cấp khí phải đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt quá trình phản ứng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối. Quần xả vi sinh sẽ phát triển và dày lên rất nhanh chóng cùng với sự suy giảm các chất hữu cơ trong nước thải. Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật sẽ tăng lên, lớp vi sinh vật phía trong do không tiếp xúc được nguồn thức ăn nên chúng sẽ bị chết, khả năng bám vào vật liệu không còn. Khi chúng không bám được lên bề mặt vật liệu sẽ bị bong ra rơi vào trong nước thải. Một lượng nhỏ vi sinh vật còn bám trên các vật liệu sẽ tiếp tục sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải để hình thành một quần xã sinh vật mới.
Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì trong bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lững còn xảy ra quá trình Nitritrat hóa và Denitrate, giúp loại bỏ các hợp chất nito, photpho trong nước thải, do đó không cần sử dụng bể Anoxic. Vi sinh vật bám trên bề mặt vật liệu lọc gồm 3 loại: lớp ngoài cùng là vi sinh vật hiếu khí, tiếp là lớp vi sinh vật thiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh vật kị khí. Trong nước thải sinh hoạt, nito chủ yếu tồn tại ở dạng ammoniac, hợp chất nito hữu cơ. Vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa hợp chất nito về dạng nitrite, nitrate. Tiếp tục vi sinh vật thiếu khí và kị khí sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ trong nước thải làm chất oxy hóa để khử nitrate, nitrite về dạng khí N2 bay lên. Mặt khác quá trình nito một phần còn được thực hiện tại bể lắng sinh học. Vì vậy hiệu quả xử lý hợp chất nito, photpho trong nước thải sinh hoạt của công trình này rất tốt.
Ngoài ra, để tăng cường khả năng xử lý nito của bể sinh học thiếu khí người ta thêm vao bể giá thể MBBR.Thể tích của vật liệu MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích bể.
Bể sinh học kết hợp giá thể lơ lửng MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí.
Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự khuyếch tán của những bọt khí có kích thước trung bình từ máy thổi khí. Trong khi đó ở bể thiếu khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể bằng cánh khuấy.
B. Ưu điểm nổi bật
• Chịu được tải trọng hữu cơ cao, 2000-10000gBOD/m³ngày, 2000-15000gCOD/m³ngày.
• Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
• Loại bỏ được Nito trong nước thải.
• Tiết kiệm được diện tích.
C. Phạm vi áp dụng
• Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống đóng hộp, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm …
D. Mô tả hoạt động của giá thể
Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế sao cho diện tích bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lững trong nước.
Tất cả các giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn so với tỷ trọng của nước, tuy nhiên mỗi loại giá thể có tỷ trọng khác nhau. Điều kiện quan trọng nhất của quá trình xử lý này là mật độ giá thể trong bể, để giá thể có thể chuyển động lơ lửng ở trong bể thì mật độ giá thể chiếm tứ 25 – 50% thể tích bể và tối đa trong bể MBBR phải nhỏ hơn 67%. Trong mỗi quá trình xử lý bằng màng sinh học thì sự khuyếch tán của chất dinh dưỡng (chất ô nhiễm) ở trong và ngoài lớp màng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý, vì vậy chiều dày hiệu quả của lớp màng cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.

Ưu điểm của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp MBBR
+ Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao: Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng, vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
+ Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
+Hiệu quả xử lý cao.
+Tiết kiệm diện tích xây dựng: diện tích xây dựng của MBBR nhỏ hơn so với hệ thống xử lý nước thải hiếu khí đối với nước thải đô thị và công nghiệp.
+ Dễ dàng vận hành.
+Điều kiện tải trọng cao: Mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất cao, do đó tải trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.
Bạn muốn mua giá thể vi sinh MBBR truy câp vào đây Giá thể MBBR